Trang phục truyền thống của nước Pháp có phải “cầu kỳ quá đà”?

Trang phục truyền thống của nước Pháp có phải “cầu kỳ quá đà”?

Mỗi quốc gia đều có trang phục truyền thống của riêng mình. Của Việt Nam ta là áo dài, của Hàn Quốc là hanbok, của Nhật Bản là kimono… Vậy tại Pháp, đất nước dẫn đầu ngành thời trang thì sao? Cùng tìm hiểu về trang phục truyền thống của nước Pháp trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa trang phục truyền thống

Trang phục truyền thống của một quốc gia bao gồm quần áo và phụ kiện đi kèm với nó. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có trang phục truyền thống của riêng mình, trang phục truyền thống của nước Pháp không ngoại lệ. Nó thể hiện một phần nếp sống sinh hoạt, văn hóa và ý chí của mỗi dân tộc.

Trang phục truyền thống thể hiện giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử của quốc gia
Trang phục truyền thống thể hiện giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử của quốc gia

Đặc biệt, trang phục truyền thống của mỗi quốc gia là khác nhau, không hề trùng lặp. Chính vì thế, trong các cuộc thi sắc đẹp có riêng một phần trình diễn trang phục truyền thống. Đời thường, những trang phục này sẽ được mặc trong các ngày hội, ngày lễ hay những nghi thức trọng đại.

Trang phục truyền thống thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nó không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn mang giá trị lịch sử lâu đời. Mỗi quốc gia không chỉ có 1 trang phục truyền thống, nó có thể thay đổi theo các thời kỳ khác nhau.

Bên cạnh đó, nhìn vào trang phục truyền thống, mọi người có thể nhận ra ngay đó là trang phục của đất nước nào. Điều này thể hiện cái riêng, cái độc đáo của mỗi quốc gia. Đó cũng là niềm tự hào dân tộc, thể hiện sự độc lập, bền lâu, trường tồn của dân tộc đó.

Dựa vào độ tỉ mỉ, chi tiết chế tác trang phục truyền thống, chúng ta còn biết được trình độ canh tác, trình độ thủ công, sự đa dạng văn hóa của đất nước đó. Việc gìn giữ trang phục truyền thống là gìn giữ văn hóa, bản sắc, cốt cách của mỗi dân tộc.

Lịch sử thú vị về trang phục truyền thống của nước Pháp

Tà áo dài Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ năm 1744, còn trang phục truyền thống của nước Pháp ra đời sớm hơn từ thế kỷ 17. Thời gian này, nông dân Pháp may quần áo từ vải len và vải làm từ sợi bông. Trang phục truyền thống là trang phục thường ngày của người nông dân thời bấy giờ.

Trang phục nông dân Pháp thời xưa
Trang phục nông dân Pháp thời xưa

Sau này, khi Cách mạng Pháp kết thúc, trang phục được cải tiến hơn, bắt đầu có những phiên bản dành cho lễ hội và giới quý tộc. Đặc điểm trang phục lúc này là váy ngắn cho nữ, quần dài cho nam, ống áo và ống quần được buộc gọn lại để thuận lợi cho việc làm đồng áng. 

Bộ dành cho quý tộc và lễ hội thiết kế cầu kỳ, các chi tiết bèo nhún và tay phồng được thêm vào. Đặc biệt, váy cho nữ là váy dài, xòe rộng. Đối với giày dép, các loại giày giống nhau cho cả nam và nữ. Riêng ở vùng nông thôn, mọi người đi guốc gỗ để tiện cho việc làm đồng. 

Đến thời kỳ phục hưng, trang phục truyền thống của nước Pháp phát triển rực rỡ nhất, lộng lẫy, cầu kỳ và sang trọng hơn nhiều. Đồng thời, trang phục cũng thể hiện phân cấp xã hội rõ rệt hơn. Các chi tiết bèo nhún, cổ áo, mũ, túi xách đều được chăm chút kỹ lưỡng.

Trang phục thời kỳ phục hưng khá cầu kỳ
Trang phục thời kỳ phục hưng khá cầu kỳ

Vào thời kỳ này, trang phục khá cầu kỳ, nhiều lớp. Bức tranh nàng Mona Lisa chính là trang phục truyền thống của nước Pháp thời kỳ phục hưng. Phụ nữ sẽ mặc váy dài chấm đất, gồm nhiều lớp váy chống lên nhau tạo độ phồng và bồng bềnh cho váy. 

Bên cạnh đó, các cô gái sẽ phải mặc chiếc áo nịt ngực, gọi là áo corset. Chiếc áo này sẽ thắt chặt phần trên cơ thể, vừa để tạo phom dáng cho váy, vừa siết chặt để tạo eo thon. Tuy nhiên, việc siết eo quá chặt gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên sau này quy định được nới lỏng hơn, có thể bỏ lớp áo này.

Trang phục truyền thống của nước Pháp có gì đặc biệt?

Sau khi tìm hiểu về ý nghĩa và lịch sử, dưới đây là những điểm đặc biệt trong trang phục truyền thống Pháp. Trang phục của nữ, của nam và của trẻ em khác nhau.

Trang phục truyền thống dành cho nam

Những người đàn ông quý tộc Pháp trước cách mạng mặc áo sơ mi bên trong, bên ngoài khác áo dạ dài. Sau cách mạng, kiểu trang phục này trở nên phổ biến với những người chăn cừu, người thợ thủ công và công nhân thành thị.

Trang phục đàn ông có áo sơ mi bên trong và áo khoác bên ngoài
Trang phục đàn ông có áo sơ mi bên trong và áo khoác bên ngoài

Bước sang đầu thế kỷ 19, nông dân Pháp ưa chuộng quần dài tới đầu gối, bên dưới là tất dài đến đầu gối kết hợp với xà cạp. Đến giữa thế kỷ 19, những chiếc quần dài và bó cho nam giới bắt đầu xuất hiện. Những chiếc áo sơ mi trở nên gọn gàng hơn, áo vest khoác ngoài thay đổi đa dạng.

Trang phục truyền thống dành cho nữ

Hầu hết, trang phục truyền thống của nữ cầu kỳ hơn nam. Tuy nhiên, trang phục truyền thống của nước Pháp thì ngược lại. Phụ nữ trước Cách mạng Pháp chỉ mặc áo len rộng, váy dài, thêm chiếc tạp dề và khăn buộc tóc là xong. Váy và tay áo có viền và xếp nếp trang trí.

Trang phục phụ nữ Pháp thời xưa
Trang phục phụ nữ Pháp thời xưa

Tuy nhiên, trang phục truyền thống cho nữ ở mỗi vùng có những chi tiết khác nhau. Có thể là màu sắc khác nhau, kiểu cổ áo khác nhau, độ dài váy khác nhau, kiểu khăn đội đầu khác nhau, hoa văn thêu trên quần áo khác nhau… Ngoài ra, những trang phục này còn đi kèm với mũ, mạng che, khăn quàng, áo choàng và ô.

Trang phục truyền thống dành cho trẻ em

Trang phục truyền thống của trẻ em khá giống người lớn, gần như một bản thu nhỏ mà thôi. Với các bé gái, váy được may ngắn hơn, không phải mặc corset. Với các bé trai, trang phục mô phỏng giống như các quý ông.

Thế kỷ 21 – Trang phục truyền thống của nước Pháp thay đổi như thế nào?

Từ giữa thế kỷ 20 đến thế kỷ 21, trang phục truyền thống của nước Pháp đã có một số thay đổi nhỏ giúp người mặc cảm thấy thoải mái khi mặc và dễ mặc hơn. Dây buộc corset và dây buộc áo dược thay thế bằng khóa kéo. Kiểu dáng cũng thay đổi để phù hợp hơn với thời trang hiện đại, giảm bớt các chi tiết bèo nhún cầu kỳ.

Trên đây là một số thông tin về trang phục truyền thống của nước Pháp cho những ai quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin khái quát cơ bản nhất, nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, bạn hãy tìm kiếm các nguồn nghiên cứu và tài liệu lịch sử khác nhé!

 

Leave a Comment

Your email address will not be published.